Cây hành hàng hóa ở Nam Sách
Ngày đăng: 24/07/2015
Tâm sự với một số chủ hộ được biết: Chi phí cho một sào hành bao gồm giống vốn, vật tư (phân bón và thuốc trừ sâu bệnh), công làm đất hết từ 1.200.000 đồng đến 1.300.000 đồng. Đầu tháng 12 vừa rồi, anh Tiệp, người thôn Thụy Trà, xã Nam Trung đã bán hành non sang tay tại đồng một diện tích là 2 sào 10 thước được 15.300.000 đồng, trừ mức chi phí kể trên, anh đã thu lãi mỗi sào 4.500.000 đồng. Mang niềm vui này, chúng tôi tiếp tục đi thăm những cánh đồng hành của các xã còn lại trong huyện và thấy rằng: Chỉ một số rất ít diện tích mà bà con không có điều kiện đáp ứng được nước tưới kịp thời hoặc vì lý do về chất lượng củ giống ban đầu làm hành sinh trưởng kém, củ không to và sớm phoi đầu nên phải dỡ bán với giá 1.800.000 đồng đến 2.500.000 đồng/sào. Còn đa số diện tích tuy không được đẹp bằng hành của xã Nam Trung nhưng nếu nay mai thu dỡ thì mỗi sào cũng phải từ 4 đến 5 tạ, bởi toàn những ruộng hành khóm to, củ rắn chắc đỏ au, dọc đang độ hanh vàng để xuống củ hoàn toàn.
Nhớ lại khi trà lúa mùa sớm mới chớm đỏ đuôi, huyện Nam Sách đã sớm triển khai kế hoạch gieo trồng cây vụ đông và quán triệt chỉ đạo: "Cây hành được xác định là cây hàng hóa trong sản xuất vụ đông năm 2010 - 2011". Từ đó, mặc dù có nhiều khó khăn về giống, vốn, vật tư, nhân lực; diễn biến phức tạp của yếu tố thời tiết... nhưng cơ cấu diện tích cây hành vẫn được đảm bảo. Trong tổng số 2.200 ha các cây được trồng, thì diện tích cây hành là 1.019ha (chiếm gần 50% diện tích), tập trung nhiều ở các xã như: Nam Trung, Nam Chính, An Bình, Cộng Hòa, Nam Tân... Ngay từ sau khi trồng, đa số các diện tích cây hành đã được đầu tư chăm bón thích hợp và đáp ứng kịp thời nên quá trình sinh trưởng phát triển cây hành được đảm bảo.
Hiện nay một số hộ đã và đang tiến hành thu hoạch nhằm tranh thủ bán được giá. Dự kiến hành sẽ xuống củ hoàn toàn và thời gian thu hoạch rộ nhất sẽ từ 3 đến 10/1/2011.
Sở dĩ có được một vụ hành năng suất này: Ngoài vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền tập huấn của huyện và các cơ sở thì khả năng khắc phục mọi khó khăn, kết hợp giữa kỹ thuật trồng hành truyền thống với nắm bắt kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật trước diễn biến phức tạp về thời tiết của bà con nông dân là nhân tố quyết định. Tuy nhiên, đây mới là thắng lợi bước đầu của quá trình sản xuất cây hành. Để cây hành thực sự trở thành cây hàng hóa, cho giá trị kinh tế cao thì làm sao hành trồng ra phải có thị trường và bán được giá. Giá càng cao thì giá trị thu nhập trên đầu sào càng lớn. Song thực tế có năm hành chưa đủ tuổi dỡ hoặc bắt đầu thu dỡ thì giá cao, bà con phấn khởi. Khi dỡ xong khoảng 2 đến 3 tuần thì giá lại xuống thấp dẫn đến việc đua nhau bán chạy làm giá càng tụt thấp. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể do khách quan và cũng có thể do chủ quan. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi cung cấp một số thông tin và kỹ năng để bà con cùng tham khảo nhằm góp phần làm chủ sản phẩm hàng hóa đang có trong tay mình. Cụ thể:
- Về chất lượng củ hành: Hành năm nay do thời tiết khô ấm nên ít hao sau chế biến và hành khô nguyên củ sẽ dễ dàng bảo quản hơn.
- Trong quá trình bán: Bà con nên chủ động phân ra từng loại một cách tương đối, mặc dù mỗi loại đều có giá riêng nhưng sẽ tránh được tình trạng đánh đồng một loại gây thiệt thòi cho người bán. Thường phân ra các loại sau:
+ Hành xuống củ hoàn toàn và đã được phơi khô: Được thu mua để đóng túi xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu dùng lâu dài trong nước. Mặt khác, một lượng không nhỏ còn được thu mua để bảo quản làm giống cho vụ sau.
+ Hành non: Thường được thu mua để chiên mỡ và cũng để đóng gói xuất khẩu.
+ Hành nhỡ: Thợ mua hành thường gọi là "hành loại" hay "hành chợ". Hành này được dùng để thái lát sấy khô đóng gói xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước.
- Thị trường xuất khẩu hành của Việt Nam theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan (năm 2007) mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng đã xuất sang một số nước như: Singapo, Đài Loan, Campuchia. Mới đây, hành củ khô đóng túi - xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam được thông qua Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Nông sản Hoàng Phúc Thịnh có trụ sở chính: 229 Nam Hòa, Phường Phước Long A, Quận 9, Tp.HCM.
- Hàng năm từ giáp Tết Nguyên đán đến tháng 2 thường có một lượng lớn hành tím từ một số huyện của tỉnh Sóc Trăng được vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để tiêu thụ nên cũng ảnh hưởng đến thị trường hành từ các tỉnh miền Bắc. Nhưng ở vụ đông năm 2011, chúng tôi được biết hành tím giống ở trong đó rất đắt lên tới 60.000 đồng/kg, nên diện tích trồng hành tím bị co giảm và giá bán dự tính phải từ 17.000 đồng/kg mới đảm bảo có lãi.
- Trong cơ chế thị trường, bà con cũng cần có những quyết đoán về giá bán cho đúng điểm để hạn chế bị mất giá. Từ lâu vẫn có câu: "Tốt chợ hơn tốt hàng" là ý nói: Có hàng bán nhưng phải biết cả chiều chợ.
- Ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách hầu như nhà nào cũng có lò sấy và chiên hành, một số nhà còn có lò kiên cố với công nghệ cao. Lượng tiêu thụ hành nguyên liệu ở thôn này rất lớn. Ngoài lượng hành của các huyện Nam Sách, Kinh Môn, Thanh Hà, Chí Linh... thôn này còn phải tiêu thụ hành của các tỉnh ngoài nữa.
Báo Nông nghiệp VN
Nhớ lại khi trà lúa mùa sớm mới chớm đỏ đuôi, huyện Nam Sách đã sớm triển khai kế hoạch gieo trồng cây vụ đông và quán triệt chỉ đạo: "Cây hành được xác định là cây hàng hóa trong sản xuất vụ đông năm 2010 - 2011". Từ đó, mặc dù có nhiều khó khăn về giống, vốn, vật tư, nhân lực; diễn biến phức tạp của yếu tố thời tiết... nhưng cơ cấu diện tích cây hành vẫn được đảm bảo. Trong tổng số 2.200 ha các cây được trồng, thì diện tích cây hành là 1.019ha (chiếm gần 50% diện tích), tập trung nhiều ở các xã như: Nam Trung, Nam Chính, An Bình, Cộng Hòa, Nam Tân... Ngay từ sau khi trồng, đa số các diện tích cây hành đã được đầu tư chăm bón thích hợp và đáp ứng kịp thời nên quá trình sinh trưởng phát triển cây hành được đảm bảo.
Hiện nay một số hộ đã và đang tiến hành thu hoạch nhằm tranh thủ bán được giá. Dự kiến hành sẽ xuống củ hoàn toàn và thời gian thu hoạch rộ nhất sẽ từ 3 đến 10/1/2011.
Sở dĩ có được một vụ hành năng suất này: Ngoài vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền tập huấn của huyện và các cơ sở thì khả năng khắc phục mọi khó khăn, kết hợp giữa kỹ thuật trồng hành truyền thống với nắm bắt kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật trước diễn biến phức tạp về thời tiết của bà con nông dân là nhân tố quyết định. Tuy nhiên, đây mới là thắng lợi bước đầu của quá trình sản xuất cây hành. Để cây hành thực sự trở thành cây hàng hóa, cho giá trị kinh tế cao thì làm sao hành trồng ra phải có thị trường và bán được giá. Giá càng cao thì giá trị thu nhập trên đầu sào càng lớn. Song thực tế có năm hành chưa đủ tuổi dỡ hoặc bắt đầu thu dỡ thì giá cao, bà con phấn khởi. Khi dỡ xong khoảng 2 đến 3 tuần thì giá lại xuống thấp dẫn đến việc đua nhau bán chạy làm giá càng tụt thấp. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, có thể do khách quan và cũng có thể do chủ quan. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi cung cấp một số thông tin và kỹ năng để bà con cùng tham khảo nhằm góp phần làm chủ sản phẩm hàng hóa đang có trong tay mình. Cụ thể:
- Về chất lượng củ hành: Hành năm nay do thời tiết khô ấm nên ít hao sau chế biến và hành khô nguyên củ sẽ dễ dàng bảo quản hơn.
- Trong quá trình bán: Bà con nên chủ động phân ra từng loại một cách tương đối, mặc dù mỗi loại đều có giá riêng nhưng sẽ tránh được tình trạng đánh đồng một loại gây thiệt thòi cho người bán. Thường phân ra các loại sau:
+ Hành xuống củ hoàn toàn và đã được phơi khô: Được thu mua để đóng túi xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu dùng lâu dài trong nước. Mặt khác, một lượng không nhỏ còn được thu mua để bảo quản làm giống cho vụ sau.
+ Hành non: Thường được thu mua để chiên mỡ và cũng để đóng gói xuất khẩu.
+ Hành nhỡ: Thợ mua hành thường gọi là "hành loại" hay "hành chợ". Hành này được dùng để thái lát sấy khô đóng gói xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước.
- Thị trường xuất khẩu hành của Việt Nam theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan (năm 2007) mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng đã xuất sang một số nước như: Singapo, Đài Loan, Campuchia. Mới đây, hành củ khô đóng túi - xuất khẩu trực tiếp từ Việt Nam được thông qua Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Nông sản Hoàng Phúc Thịnh có trụ sở chính: 229 Nam Hòa, Phường Phước Long A, Quận 9, Tp.HCM.
- Hàng năm từ giáp Tết Nguyên đán đến tháng 2 thường có một lượng lớn hành tím từ một số huyện của tỉnh Sóc Trăng được vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để tiêu thụ nên cũng ảnh hưởng đến thị trường hành từ các tỉnh miền Bắc. Nhưng ở vụ đông năm 2011, chúng tôi được biết hành tím giống ở trong đó rất đắt lên tới 60.000 đồng/kg, nên diện tích trồng hành tím bị co giảm và giá bán dự tính phải từ 17.000 đồng/kg mới đảm bảo có lãi.
- Trong cơ chế thị trường, bà con cũng cần có những quyết đoán về giá bán cho đúng điểm để hạn chế bị mất giá. Từ lâu vẫn có câu: "Tốt chợ hơn tốt hàng" là ý nói: Có hàng bán nhưng phải biết cả chiều chợ.
- Ở thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, huyện Nam Sách hầu như nhà nào cũng có lò sấy và chiên hành, một số nhà còn có lò kiên cố với công nghệ cao. Lượng tiêu thụ hành nguyên liệu ở thôn này rất lớn. Ngoài lượng hành của các huyện Nam Sách, Kinh Môn, Thanh Hà, Chí Linh... thôn này còn phải tiêu thụ hành của các tỉnh ngoài nữa.
Báo Nông nghiệp VN